Ngành Xây dựng với phương pháp giảng dạy gắn kết giữa thuyết giảng và thực tiễn

Thứ ba - 23/04/2024 07:14
Ngành Xây dựng là một trong những ngành đào tạo thuộc Khoa Kiến trúc - Xây dựng của Trường Đại học Bình Dương. Cụ thể hóa các triết lý giáo dục của Trường: Học - Hỏi - Hiểu - Hành, gắn giảng dạy lý thuyết trên giảng đường với thực tiễn, ngành xây dựng của Khoa Kiến trúc - Xây dựng đã có những giải pháp triển khai rất sáng tạo.


Theo ThS.Trịnh Văn Thưởng - Phó Trưởng khoa Kiến trúc - Xây dựng, để thực hiện được triết lý giáo dục của Nhà trường, thời gian qua ngành xây dựng của Khoa đã gắn kết với hơn 10 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp trong Ngành Xây dựng để phục vụ hoạt động dạy và học tập của sinh viên ngành. Nội dung hoạt động giảng dạy thực tế bao gồm:

- Giảng dạy lý thuyết gắn với thực hành trực tiếp thiết bị máy móc trên lớp học. Một số buổi dạy, giảng viên mang một số thiết bị lên giảng đường. Sau khi dạy  lý thuyết cơ bản, giảng viên đưa thiết bị liên quan đến bài học, môn học ra để thị phạm, sau đó yêu cầu sinh viên thực hành vận hành thiết bị. Đây là một trong những phương pháp giảng dạy rất hiệu quả. Giúp cho người học có thể nhận diện được ngay các thiết bị, bộ phận và cách sử dụng thiết bị.

- Thực hành kiểm tra chất lượng vật liệu: Ngành Xây dựng liên quan đến rất nhiều loại vật liệu, gồm những vật liệu sử dụng trong xây dựng dân dụng (thép, đất, đá, xi măng,…). Thực hành kiểm tra đánh giá chất lượng vật liệu là một trong những khâu cực kỳ quan trọng trong quá trình thi công công trình. Do đó, sinh viên cần phải nắm thật vững các yêu cầu của quá trình, quy trình kiểm tra để thực hiện cho đúng, đảm bảo đánh giá đúng chất lượng của vật liệu. Có như vậy, khi ra trường, sinh viên mới vận dụng kiến thức đã học vào thực tế công việc. Ngành Xây dựng đã kí kết với một số công ty để đưa sinh viên đến thực hiện các nội dung. Hoạt động này vừa mang tính thực tiễn cao, vừa tận dụng được máy móc và thiết bị hiện đại để thực hành.

- Đưa sinh viên ra công trường: đối với Ngành Xây dựng, làm việc trên công trường là một trong những công việc chiếm khá nhiều thời gian trong cuộc đời của người làm công việc xây dựng, từ việc giám sát đến việc chỉ huy trực tiếp công trường xây dựng. Do đó, Ngành Xây dựng tích cực đưa sinh viên ra các công trường xây dựng để sinh viên học tập. Trên thực địa, các em được giảng viên chỉ rõ những bộ phận của công trình, kết cấu thép cho các bộ phận công trình...để các em nhận diện được các kiến thức đã học. Tại công trường, các em cũng đưa ra những thắc mắc để giảng viên trả lời. Sự tương tác qua lại giữa sinh viên và giảng viên tại công trường là những bài học hết sức bổ ích cho sinh viên.


Ngoài các nội dung trên, Ngành Xây dựng còn mời các chuyên gia là cán bộ ở các sở ngành, các phòng ban của địa phương đứng lớp các chuyên đề, chuyên môn như: cách thực hiện thủ tục hồ sơ xin giấy phép xây dựng; tham gia phản biện, góp ý các đồ án của sinh viên….

Do có phương pháp giảng dạy phù hợp và thực tế, sinh viên của ngành tham gia hết sức tích cực, chất lượng đào tạo của sinh viên khi ra trường được xã hội, doanh nghiệp đánh giá cao. Sinh viên Ngành Xây dựng của Nhà trường đang đảm trách nhiều vị trí, chức vụ cao như: Trưởng phòng Quản lý đô thị, Giám đốc Ban quản lý dự án, làm kỹ thuật tại công ty lớn như Becamex IDC...Đây là thành quả, là “trái ngọt” có được từ triết lý của Nhà trường, sự tận tâm và sáng tạo của cán bộ giảng viên Khoa Kiến trúc – Xây dựng./.
Minh Đàn – Hữu Hiến – Hoàng Oanh
         
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây